NỮ QUYỀN CHỐNG CHỦ NGHĨA QUÂN PHIỆT, THỰC DÂN & BẠO LỰC

Hầu hết công dân Việt Nam – qua các câu chuyện của bà, của mẹ, của cô bác trong thời chiến – đều có thể công nhận phụ nữ đã luôn luôn trăn trở, tham gia trực tiếp lẫn gián tiếp vào các hoạt động xã hội – chính trị, đặc biệt trong những giai đoạn khủng hoảng và loạn lạc. Phụ nữ Việt Nam không phải ngoại lệ, mà rất nhiều phụ nữ ở khắp năm châu địa cầu, xuyên suốt lịch sử đều có cảm thức cần chống lại bất công, bạo lực.

Cảm thức mạnh mẽ đó đem phụ nữ đến với các cuộc mít-tinh, gây quỹ cộng đồng, bắt đầu các thảo luận, chất vấn nghiêm túc và đem phụ nữ đến với nhau để phản đối chiến tranh qua “tình chị em toàn cầu” (global sisterhood). Ví dụ điển hình là những năm 1960 và 1970, các nhóm nữ quyền phản chiến tại nhiều nơi trên thế giới đã công khai kêu gọi ngừng bắn và ủng hộ hòa bình cho Việt Nam – “Phụ nữ Việt Nam là chị em của chúng ta” (The women of Vietnam are our sisters).

Phụ nữ thế giới, đặc biệt là những nhà nữ quyền với cam kết giải quyết triệt để tất cả bất bình đẳng và bất công đan xen nhau, hiểu rằng: không thể vừa đánh bom một quốc gia trở về thời đồ đá vừa đồng thời trao quyền và nâng cao vị thế phụ nữ [1].

Bài viết có thể chậm trễ so với khoảng thời gian xung đột đã xảy ra, so với quá nhiều mất mát và đau đớn mà người dân Palestine phải gánh chịu. VOGE mong vẫn chưa quá muộn, khi bài viết này được đăng tải, để chúng ta cùng góp sức và góp tiếng nói của mình vì độc lập – tự do – hạnh phúc cho Palestine, vì thế giới hòa bình nói chung.

???? PHẢN ĐẾ, PHẢN CHIẾN & CHỐNG BẠO LỰC: TÌNH ĐOÀN KẾT XUYÊN BIÊN GIỚI & PHONG TRÀO ????????????????

Các nghiên cứu lịch sử nữ quyền thời hiện đại đã chỉ ra nhiều phong trào phụ nữ có đóng góp tích cực trong công cuộc kháng chiến chống thực dân, phản chiến và giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, những phong trào phụ nữ luôn bị yêu cầu phải bỏ câu hỏi giới sang một bên để ưu tiên cho vấn đề dân tộc, với lời hứa hẹn sẽ quay trở lại trả lời câu hỏi giới sau khi giành được hòa bình và độc lập. Trên thực tế, sau chiến tranh, câu hỏi giới vẫn bị ngó lơ và việc các nhà nữ quyền tiếp tục lên tiếng về vấn đề giới bị cho là “đòi hỏi”, “đua đòi” và “lắm chuyện”. [2]

Với bài viết này, VOGE mong có thể đóng góp một tiếng nói, một nỗ lực nhỏ vì nhân dân Palestine, cũng như ghi nhận những nỗ lực mà các nhà nữ quyền Palestine lẫn Israel, cùng các nhà nữ quyền tại các nước Ả Rập lân cận, đã và đang làm để chống chủ nghĩa quân phiệt, chống chủ nghĩa thực dân, chống chiến tranh và bạo lực. Bên cạnh ủng hộ hòa bình và tự do cho nhân dân Palestine, chúng ta hãy cùng thực hành “giao thoa” bằng cách ghi nhớ những cuộc đấu tranh phản chiến, chống thực dân trong sự đa dạng định danh, ý chí và hoài bão của họ. [3]

VOGE xin được trích lời Audre Lorde, nhà nữ quyền da màu, trong bài văn năm 1979 của bà: “Sự khác biệt không nên chỉ để khoan nhượng, mà cần được xem là nguồn lực cho sự phân cực cần thiết để tính sáng tạo của chúng ta có thể tỏa sáng […] Là phụ nữ, chúng ta đã luôn bị dạy nên ngó lơ sự khác biệt, hoặc coi nó như nguồn cơn của chia rẽ và nghi ngờ, hơn là coi nó như động lực cho thay đổi. Không có giải phóng nếu không có cộng đồng, chỉ có đình chiến tạm thời và mỏng manh giữa những cá nhân tách biệt và kẻ áp bức cô ấy. Nhưng cộng đồng không nên đồng nghĩa với từ bỏ tất cả khác biệt hoặc giả vờ như không có sự khác biệt nào.” [4]

[1] Trích dẫn nhà nữ quyền Rafia Zakaria – tác giả cuốn sách “Against white feminism” (2021) tạm dịch “Chống lại nữ quyền da trắng”

[2] Mina Roces và Louise Edwards (2010). Women’s movements in Asia: Feminisms and transnational activism

Kwok Pui-lan (2000). Introducing Asian feminist theology

[3] Hiện nay, nhiều tổ chức nữ quyền Palestine hoạt động trực tiếp với tổ chức nữ quyền Israel để ủng hộ, vận động và xây dựng hòa bình. Tìm hiểu thêm chi tiết tại Chương 4 – A Refusal of Othering: Palestinian and Israeli Women, trong cuốn From Where We Stand: War, Women’s Activism and Feminist Analysis (tác giả Cynthia Cockburn, 2007)

[4] Bài viết “The master’s tools will never dismantle the master’s house” (1979), tạm dịch “Công cụ của kẻ cầm quyền sẽ không bao giờ phá dỡ được ngôi nhà của hắn”

NHỮNG NĂM 1910 – 1920: TỪ CÁC NỖ LỰC PHẢN ĐẾ NHỎ LẺ…

Các hội phụ nữ từ thiện – được thành lập, tài trợ và điều hành bởi phụ nữ – đã tồn tại từ những năm 1910 và đã thực hiện nhiều chức năng kinh tế – xã hội quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh tàn phá và sụp đổ sau Thế chiến I.

Phụ nữ Palestine cũng đã sớm tham gia vào các cuộc biểu tình chống lại các chính sách của Anh, mặc dù những cuộc biểu tình này ít có tính tổ chức hơn. Ví dụ, vào năm 1920, trước khi chính thức bắt đầu Thời kỳ Ủy trị (*), hai mươi chín phụ nữ từ miền bắc Palestine đã phản đối Tuyên bố Balfour trong một lá thư gửi đến tổng quản lý khu vực, viết rằng “chúng tôi, những phụ nữ Hồi giáo và Thiên Chúa giáo đại diện cho các phụ nữ Palestine khác, phản đối mạnh mẽ.”

Phụ nữ đã tham gia vào các cuộc bạo động giữa người Ả Rập và người Do Thái nổ ra tại Jaffa vào tháng 5 năm 1921 (**); tổ chức các cuộc họp, thành lập các ủy ban và gây quỹ để hỗ trợ một phái đoàn do Ban Chấp hành Ả Rập gửi đến London; và trực tiếp đối đầu với chính phủ trong các cuộc họp, kêu gọi độc lập và chấm dứt nhập cư theo chủ nghĩa Zion(***).

Cả đàn ông và phụ nữ Palestine đều thừa nhận rằng mức độ tàn phá của việc chiếm đóng đã được kiểm soát phần nào nhờ vào xã hội dân sự, đặc biệt là các tổ chức phụ nữ. Những tổ chức này đã trực tiếp tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau, bao gồm cung cấp các dịch vụ cơ bản, chăm sóc nhân đạo và giáo dục mầm non. Phong trào phụ nữ cũng đã đóng một vai trò quan trọng trong giáo dục công dân, đặc biệt là trong các vấn đề bị cho là cấm kỵ như bạo lực gia đình. Họ đã trở nên rất thành thạo trong việc giúp người Palestine hiểu rõ mối liên hệ giữa bạo lực công cộng, bạo lực quân sự và bạo lực gia đình.

(*) Thời kỳ Ủy trị: sau cuộc nổi dậy Ả Rập chống lại Đế chế Ottoman vào năm 1916, quân đội Anh đã đánh đuổi quân Ottoman ra khỏi Levant. Tuy Anh đồng ý sẽ tôn trọng nền độc lập của Ả Rập, nhưng cuối cùng Anh và Pháp đã chia nhau vùng đất mà trước đây là Ottoman Syria qua Thỏa thuận Sykes–Picot, một hành động mà người Ả Rập cho là phản bội. Năm 1917, Anh ủng hộ thành lập quốc gia Do Thái tại lãnh thổ Palestine. Ủy trị Palestine đã được thành lập năm 1920 và Anh đã có được ủy trị này thông qua Hội Quốc liên vào năm 1922.
(**) Đọc thêm về sự kiện 5/1921 qua link tại phần bình luận của bài viết.
(***) Đọc thêm về chủ nghĩa Zion (tiếng Anh: Zionism) trong nguồn tham khảo.

1929: CHO ĐẾN ĐẠI HỘI PHỤ NỮ Ả RẬP

Vào ngày 26 tháng 10 năm 1929, phụ nữ Palestine đã chủ động và tự giác khởi xướng một phong trào, với sự kiện đánh dấu sự ra đời là Đại hội Phụ nữ Ả Rập Palestine được tổ chức tại Jerusalem. Hơn 200 phụ nữ từ khắp nơi trên đất nước đã tham dự đại hội – nơi thông qua các nghị quyết để giải quyết vấn đề quốc gia và cam kết “hỗ trợ tất cả các nghị quyết, quyết định và yêu cầu của Ban Chấp hành Ả Rập.” Một đoàn đại biểu nhỏ đã vắng mặt tại đại hội để trình bày các nghị quyết này cho Cao ủy Anh tại Tòa nhà Chính phủ, và khi trở về, tất cả các đại biểu đã tổ chức một cuộc biểu tình, diễu hành qua thành phố bằng đoàn xe, bấm còi liên tục và ghé thăm các lãnh sự quán nước ngoài để trình bày các nghị quyết của họ. Cuối cùng, phụ nữ đã tổ chức một phiên họp kết thúc, nơi Ủy ban Phụ nữ Ả Rập (AWE) được thành lập.

Mặc dù các nghị quyết của đại hội và các hoạt động tiếp theo của AWE tập trung chủ yếu vào vấn đề quốc gia, phong trào này rõ ràng đặt vấn đề giới lên hàng đầu trong ý thức chính trị của mình. Một trong những mục tiêu chính của đại hội là thúc đẩy phụ nữ khắp Palestine tổ chức phong trào của riêng mình. Bên cạnh các yêu cầu trình bày với Cao ủy, đại hội quyết định tham gia “cuộc thức tỉnh quốc gia của phụ nữ Ả Rập [nahda] như các quốc gia khác” (*); coi đại hội là nền tảng của phong trào phụ nữ ở Palestine; liên lạc với các tổ chức phụ nữ khác ở Ai Cập, Iraq và Syria; thống nhất phong trào phụ nữ ở Palestine bằng cách thành lập các hội phụ nữ Ả Rập; khuyến khích thương mại và công nghiệp quốc gia; và cố gắng lan truyền văn hóa Ả Rập tại Palestine.

Mặc dù Đại hội Phụ nữ Ả Rập chủ yếu bao gồm những phụ nữ tầng lớp tinh hoa – những người rất năng nổ và hiểu biết về các vấn đề liên quan đến quyền lực của Cao ủy Anh và cấu trúc của nó tại Palestine – thực tế, họ cũng là những người đầu tiên công khai lên tiếng thay mặt nông dân Palestine và cách mà chủ nghĩa thực dân Anh đang bóc lột các ngành nông nghiệp ở Palestine, gây ra những tác động tàn khốc cho khu vực nông thôn Palestine.

Ý thức về giới của những người sáng lập phong trào này thường mờ nhạt, không nhất quán và mang tính lật đổ thầm lặng, “tế nhị” hơn chứ không rõ ràng như các định nghĩa của các phong trào “nữ quyền” hiện đại. Sự phê phán về giới của họ thường ẩn chứa trong việc thao túng các chuẩn mực giới truyền thống. Nhưng điều quan trọng cần nhấn mạnh là bất chấp phần lớn công việc của họ mang tính từ thiện và xã hội, những người phụ nữ này đã rõ ràng nhìn nhận phong trào của mình như một phong trào chính trị, chứ không phải một phần phụ của phong trào dân tộc. Điều này được chứng minh bởi việc họ nhất quán gọi mình là phong trào phụ nữ, họ tự ý thức xác lập một vị thế chính trị riêng.

(*) “Nahda” là phong trào văn hóa nở rộ tại các vùng sinh sống của người Ả Rập dưới Đế chế Ottoman, cụ thể như Ai Cập, Lebanon, Syria và Tunisia, trong nửa cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Nữ quyền cũng là một phần trong nghị trình cải cách xã hội của phong trào này.

CUỘC NỔI DẬY LỚN 1930s & PHỤ NỮ NÔNG THÔN

Khi các cuộc biểu tình dân tộc gia tăng vào đầu những năm 1930 và Cuộc nổi dậy Ả Rập bùng nổ vào năm 1936, các hình thức hoạt động của phụ nữ trở nên rất linh hoạt. Trong thời kì này, các nhà lãnh đạo địa phương đã nghĩ ra các chiến thuật để huy động phụ nữ tham gia vào các hoạt động dân tộc. Đặc biệt phụ nữ ở tầng lớp trung lưu trong bối cảnh tầng lớp này ngày càng nhiều, bao gồm cả nữ sinh, đều có vai trò trong các hoạt động dân tộc. Nhà nghiên cứu lịch sử Ellen Fleischmann ghi nhận rằng phụ nữ thuộc tầng lớp trung lưu, đôi khi là các chuyên gia, thường hoạt động tích cực hơn các thành viên của tầng lớp thượng lưu truyền thống.

Sadhij Nassar, một nhà nữ quyền chống thực dân tiêu biểu, đã tổ chức phụ nữ nông dân và các cuộc biểu tình của phụ nữ để ủng hộ cuộc tổng đình công năm 1936. Ngoài ra, các hoạt động không chính thức của phụ nữ nông dân, đặc biệt nổi bật trong Cuộc nổi dậy Ả Rập, thường nằm ngoài giới hạn của tính tổ chức và ít có chỗ trong câu chuyện của phong trào phụ nữ. Chẳng hạn, nhiều phụ nữ đã bị bắt do vận chuyển trái phép và giấu vũ khí trong Cuộc nổi dậy lớn cùng năm. Nhà sử học Ellen Fleischmann cũng đề cập đến Tharwa Abdul Kareem từ làng Saffuriya ở Palestine, người đã vận chuyển súng của chú mình trong một đống cỏ khô.

Phụ nữ nông dân Palestine cũng đã đi bộ hàng giờ để mang thức ăn và nước uống cho những tù nhân Palestine đang phải ở trong điều kiện nhà tù khủng khiếp trên khắp Palestine. Họ còn đóng vai những người đưa tin khi họ đến thăm những người bị giam cầm đó. Một bài hát dân gian nổi tiếng của Palestine có tựa đề Ya Taleen el Jabal (tạm dịch, Leo lên Núi) là một trong những bài hát mà phụ nữ Palestine ở vùng Galilee – phía bắc của Palestine – đã thường hát trong khi leo lên núi để thăm những người đàn ông bị giam giữ ở đó. Khi hát, phụ nữ sẽ mã hóa một số phần của lời bài hát bằng cách thêm các âm “L” như Lelele giữa các từ để chuyển thông điệp đến những người đàn ông Palestine về kế hoạch trốn thoát mà những người nổi dậy Palestine đã vạch ra cho những người bị giam cầm.

Ngoài những đóng góp này, cần lưu ý về vai trò quan trọng mang tính nền tảng của phụ nữ nông dân Palestine trong việc bảo vệ cuộc nổi dậy. Nhiều du kích Palestine tìm nơi ẩn náu và lương thực ở các làng mạc khắp Palestine trong Cuộc nổi dậy lớn. Nhiều tài liệu của người Anh đề cập đến những phụ nữ “fellah” (nông dân) cung cấp nơi trú ẩn và hỗ trợ một cách “bất hợp pháp” cho các chiến binh Palestine. 

TÔI CÓ THỂ HỖ TRỢ NHƯ THẾ NÀO?

???? Cập nhật diễn biến của cuộc chiến, trong khả năng cá nhân của bạn, để hiểu người dân Palestine đang bị ảnh hưởng như thế nào;
???? Tìm hiểu thông tin về lịch sử khu vực nói chung và lịch sử thực dân đã dẫn đến xung đột hiện nay nói riêng, trong khả năng cá nhân của bạn;
???? Chia sẻ thông tin, sẵn sàng học hỏi và cởi mở thảo luận, cho dù chủ đề có thể nặng về mặt thông tin và gây ra những cảm xúc khó;
???? Quyên góp vào các quỹ hỗ trợ nhân đạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến, trong khả năng cá nhân của bạn.

???? Để cập nhật và tìm hiểu thông tin:

Cập nhật hàng ngày (Instagram group): https://ig.me/j/AbZXhCHKgod1rjEq/

Bản đồ và số liệu cập nhật thường xuyên (Al Jazeera): https://aje.io/pnauxp

https://www.aljazeera.com/…/israels-war-on-gaza-live…

Bản đồ và số liệu cập nhật thường xuyên (Washington Post): https://www.washingtonpost.com/…/map-of-israel-hamas…/

???? Để quyên góp hỗ trợ người dân Palestine:

https://gofund.me/8dee4837

https://gofund.me/d66e5e04

https://gofund.me/21b9fb4b

https://gofund.me/e31afea3

https://gofund.me/6533c387

https://gofund.me/cc2c3295

https://gofund.me/cab81698

https://donate.unrwa.org/gaza/~my-donation

Hãy bình luận thêm nếu bạn biết các nguồn khác để cập nhật thông tin và quyên góp nhé.

Nguồn bài viết & tham khảo thêm

???? Chương 4 – A Refusal of Othering: Palestinian and Israeli Women, trong cuốn From Where We Stand: War, Women’s Activism and Feminist Analysis (tác giả Cynthia Cockburn, 2007)

???? Eileen S. Kuttab, Palestinian Women in the ‘Intifada’: Fighting on Two Fronts (1993)

???? Ellen L. Fleischmann, The Emergence of the Palestinian Women’s Movement, 1929-39 (2000)

https://www.middleeasteye.net/…/palestine-women-anti…

???? Andrea Barron, The Palestinian Women’s Movement: Agent of Democracy in a Future State? (2002)

???? Ellen L. Fleischmann, The Nation and Its New Women: The Palestinian Women’s Movement, 1920-1948 (2003)

???? Matthew Hughes, Women, Violence, and the Arab Revolt in Palestine, 1936–39 (2019)

https://www.palestine-studies.org/en/node/77955

https://www.palquest.org/en/biography/14231/sadhij-nassar

???? Sự kiện 5/1921: https://www.aljazeera.com/…/why-the-events-in-jaffa-of…

???? Chủ nghĩa Zion: https://nghiencuuquocte.org/2015/10/27/lich-su-do-thai-p-7/

???? Nữ quyền và phong trào Nahda: https://www.fikerinstitute.org/publications/al-nahda

https://wams.nyhistory.org/…/women-strike-for-equality

???? Một số bài viết trước của VOGE: góc nhìn nữ quyền về chiến tranh và xung đột

https://www.facebook.com/share/p/Nz97pnUS3qBzAmQi/?mibextid=xfxF2i

https://www.facebook.com/photo/?fbid=3457510071204929&set=a.772959370957503

https://www.facebook.com/…/a.17277780…/3434740206815249