KHI BẠO LỰC TÌNH DỤC LÀ MỘT LOẠI VŨ KHÍ CHIẾN TRANH

⚠️ Cảnh báo: Nội dung liên quan đến bạo lực, có thể gây khó chịu và ám ảnh. Cân nhắc trước khi đọc.

Ngày 27/03/2022, The Guardian đưa tin Nghị sĩ Ukraine – bà Maria Mezentseva – cáo buộc lính Nga c.ư.ỡ.n.g h.i.ế.p và tấn công tình dục phụ nữ trong quá trình xâm lược [1]. Bà Mezentseva hiện đang dẫn đầu đoàn đại biểu Ukraine tại Hội đồng Nghị viện của Ủy hội châu Âu. “Có một vụ việc vừa được thảo luận rộng rãi gần đây vì nó đã được ghi nhận và xử lý bởi cơ quan công tố […]. Đó là một khung cảnh đáng sợ, khi một người dân bị b.ắ.n c.h.ế.t trong nhà của mình tại một thị trấn nhỏ kế bên Kyiv. Vợ của anh ta – tôi xin lỗi nhưng tôi phải nói ra điều này – đã bị c.ư.ỡ.n.g h.i.ế.p nhiều lần trước mặt đứa con nhỏ tuổi của cô ấy.”

Bà cũng cho biết các vụ việc đang không được báo cáo đầy đủ: “Có rất nhiều nạn nhân khác bên cạnh vụ việc đã được tuyên bố bởi Tổng công tố viên. [Những vụ việc khác] sẽ được công bố khi các nạn nhân đã sẵn sàng nói về chúng.” (*)

LỊCH SỬ BẠO LỰC TÌNH DỤC TRONG CHIẾN TRANH

Từ lâu, bạo lực tình dục đã luôn diễn ra trong các cuộc chiến tranh và xung đột. Chẳng hạn, trong Thế chiến II, phụ nữ địa phương tại các lãnh thổ Nhật Bản chiếm đóng bị ép làm nô lệ tình dục và phụ nữ Đức bị c.ư.ỡ.n.g h.i.ế.p hàng loạt. Tại thời điểm đó, bạo lực tình dục không được xem là một tội ác hay công cụ chiến tranh, mà chỉ là những sự việc đáng tiếc nhưng không thể tránh khỏi của thời loạn lạc, nguyên nhân đơn giản là sự thiếu thốn tình dục của quân lính và kỷ luật quân ngũ thấp.

Tuy nhiên, cách nhìn nhận trên đã thay đổi sau chiến tranh Nam Tư. Khi ấy, c.ư.ỡ.n.g h.i.ế.p hàng loạt là một công cụ thanh trừng sắc tộc của những thế lực quân sự và bán quân sự Serbia trong chiến tranh Bosnia (1992 – 1995) và chiến tranh Kosovo (1998 – 1999). Theo ước tính, quân Serbia đã c.ư.ỡ.n.g h.i.ế.p khoảng 20 đến 50 nghìn phụ nữ Hồi giáo Bosnia.

“Những người Serb cầm tù phụ nữ từ Foca và những ngôi làng lân cận trong Sảnh Partizan tại thị trấn. Đêm đến, cầm đèn pin, những người đàn ông vào sảnh và chọn nạn nhân của họ. Họ c.ư.ỡ.n.g h.i.ế.p những phụ nữ này trong những căn hộ gần đó, ngay gần đồn cảnh sát. Họ đã nói với tôi: ‘Chúng tao sẽ làm mọi thứ để đảm bảo mày không bao giờ quay về nhà… Chúng tao muốn mày phải sinh ra những đứa trẻ Chetnik.’” [2]

Nhìn chung, hành vi c.ư.ỡ.n.g h.i.ế.p đã được ghi nhận trong hơn 20 xung đột quân sự và bán quân sự của nửa cuối thế kỷ 20 [3]. Cùng với đó, nhiều nghiên cứu và nỗ lực nhân đạo đã chú tâm đến trải nghiệm của nạn nhân hơn – từ đó đã phơi bày những ý định và hệ thống công cụ hoá c.ư.ỡ.n.g h.i.ế.p và bạo lực tình dục để phục vụ mục tiêu chính trị trong chiến tranh. Chúng không còn đơn giản là những sự việc “đáng tiếc nhưng không thể tránh khỏi”, không còn là những lý do cá nhân và nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Thay vào đó, chúng là bạo lực có hệ thống: nhắm đến k.hủ.n.g bố tinh thần, làm đứt gãy các kết nối cộng đồng (như gia đình, dòng họ, niềm tin tôn giáo và danh tính dân tộc), thị uy và thanh trừng sắc tộc bên đối thủ – từ đó làm bàn đạp để dẫn đến chiến thắng chính trị và quân sự. Bạo lực tình dục trong chiến tranh, vì vậy, là một biểu hiện của bạo lực giới đan xen với bạo lực quân sự – chính trị.

KHÔNG ĐỂ LỊCH SỬ LẶP LẠI

Từ cuối thế kỷ 20 cho đến nay, Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ đã ghi nhận, áp dụng và đóng góp thêm cho cách nhìn nhận xác đáng hơn về bạo lực tình dục trong chiến tranh. Năm 1997, Toà án này lần đầu tiên truy tố bạo lực tình dục trong chiến tranh nói chung và bạo lực tình dục với nam giới trong chiến tranh nói riêng [4]. Trong những phán quyết trong năm 1998, Toà án cũng tuyên bố c.ư.ỡ.n.g h.i.ế.p trong chiến tranh có thể cấu thành tội ác chống lại loài người, t.ra tấ.n và thậm chí tội di.ệt chủng [5].

Trong tháng 03 vừa qua, các nhà nữ quyền Nga cũng đã nêu trong Bản tuyên ngôn phản chiến như sau: “Chiến tranh có nghĩa là bạo lực, là nghèo đói, là di tản bắt buộc, những mảnh đời vỡ tan, sự bấp bênh và thiếu tương lai. Nó không đội trời chung với những giá trị và mục tiêu của phong trào nữ quyền. Chiến tranh khắc sâu thêm bất bình đẳng giới và đẩy lùi những thành tựu của đấu tranh nhân quyền về nhiều năm. Chiến tranh mang đến không chỉ bom đạn mà còn cả bạo lực tình dục: từ những bài học lịch sử, nguy cơ bị cư.ỡn.g b.ứ.c của phụ nữ tăng gấp nhiều lần trong mọi cuộc chiến tranh. Vì điều này và nhiều nguyên do khác, những nhà nữ quyền Nga cũng như những ai đồng tình với các giá trị nữ quyền cần phải có thái độ cương quyết phản đối cuộc chiến gây ra bởi lãnh đạo nước ta.” [6]

Lời lẽ trong Bản tuyên ngôn ấy không phải nỗi sợ mơ hồ, cũng không phải cáo buộc thiếu căn cứ. Lịch sử đã cho thấy tần suất và bản chất của bạo lực tình dục trong chiến tranh, và hiện trạng cuộc chiến giữa Nga – Ukraine cũng đã cho thấy dấu hiệu của chúng. VOGE mong rằng hoà bình và công bằng sẽ sớm đến với người dân Ukraine, cũng mong rằng chúng ta sẽ nhận thức đầy đủ và rõ rệt hơn về bạo lực giới/tình dục trong các cuộc chiến tranh, xung đột.

(*) Lưu ý: Bài viết của VOGE nhằm nâng cao nhận thức về công cụ hoá bạo lực tình dục cho chiến tranh nói chung và cảnh giác trước khả năng đó tại Ukraine nói riêng. Tuy đã có một số cáo buộc như bài viết trình bày, VOGE không khẳng định việc công cụ hoá bạo lực tình dục cho chiến tranh đã xảy ra trong cuộc chiến hiện tại giữa Nga và Ukraine; việc trình bày những cáo buộc trên chỉ mang mục đích đưa tin và kêu gọi rút kinh nghiệm từ lịch sử, ngăn chặn những khả năng hiện tượng tương tự xảy ra trong hiện tại và tương lai.

Lưu ý được thêm vào 00:25 ngày 14/04/2022 để làm sáng tỏ luận điểm và vị trí của VOGE. Cảm ơn quý độc giả đã tích cực góp ý và thảo luận xây dựng.

Nguồn tham khảo:

[1] Theo The Guardian: https://www.theguardian.com/…/russian-soldiers-raping…

https://www.theguardian.com/…/all-wars-are-like-this…

[2] Theo George Rodrigue, “Politics of Rape: Brutal, Degrading Act a Powerful Weapon in Violence that Rends Former Yugoslavia”, DALLAS MORNING POST, May 5, 1993, A1.

Theo Elizabeth A. Kohn, “Rape as a Weapon of War: Women’s Human Rights during the Dissolution of Yugoslavia”, Women’s Law Forum, 24(1): Golden Gate University Law Review.

[3] Tham khảo thêm: https://www.britannica.com/…/Rape-as-a-weapon-of-war

[4] Tadić (IT-94-1) https://www.icty.org/en/case/tadic

[5] https://www.icty.org/…/crimes-sexual…/landmark-cases

Một số tựa báo khác trong hình:

https://www.nytimes.com/…/russian-soldiers-sexual…

https://www.hrw.org/…/ukraine-apparent-war-crimes…

[6] Đọc đầy đủ Bản Tuyên ngôn qua bản dịch tiếng Việt của VOGE: https://www.facebook.com/…/a.17277780…/3434740206815249/