“Chàng khoẻ mạnh, lực lưỡng đứng lên cứu mỹ nhân, cứu cả thế gian. Nàng mềm yếu, chờ người anh hùng xả thân cứu giúp”. Những câu văn với nội dung như vậy là một phần của các tác phẩm văn học trung đại Việt Nam. Từ các trích đoạn của “Truyện Kiều”, “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” hay “Chuyện người con gái Nam Xương”, tất cả đều có yếu tố củng cố vai trò giới tính truyền thống trong xã hội. Nói cách khác, những tác phẩm ấy mặc định rằng đàn ông phải “tả xung hữu đột”, chí khí ngút trời còn phụ nữ sẽ ở nhà làm việc bếp núc, chăm lo gia đình.
Thoạt đầu, ta nhận thấy đây là khuôn mẫu giới áp đặt lên con người, khiến họ phải chịu những định kiến; do đó, bị hạn chế khả năng. Vậy liệu ta có nên bỏ hẳn các tác phẩm này khỏi chương trình giáo dục văn học Việt Nam? Hay thậm chí, ta có nên thay đổi bản gốc như việc nhà làm phim nổi tiếng Pixar đang thường xuyên làm để thể hiện quan điểm về bình đẳng giới?
Trước hết, chúng ta cần khẳng định các tác phẩm này có thể hiện khuôn mẫu trong xã hội và khuôn mẫu không nên được ủng hộ, đặc biệt khi mỗi người đều có sự đa dạng tính cách, nhu cầu và hoàn cảnh sống. Tuy nhiên, câu chuyện bỏ hay không bỏ, thay hay không thay những tác phẩm này trong chương trình học phổ thông là một khía cạnh khác. Nếu bỏ “Truyện Kiều”, “Chuyện người con gái Nam Xương” và các tác phẩm như được định nghĩa ở trên, chúng ta sẽ phải cân nhắc rất kĩ ba yếu tố: quyền tự do lựa chọn, vai trò của giáo dục và vai trò của nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng.
Việc thay đổi hay bỏ các tác phẩm văn học như định nghĩa vô hình trung đang hạn chế quyền tự do lựa chọn của các học sinh trên khắp đất nước. Đầu tiên, quyền tự do lựa chọn của con người là quyền được tự đưa ra quyết định cho bản thân cá nhân ấy trong một môi trường an toàn và đầy đủ thông tin. Quyền tự do lựa chọn đóng vai trò thiết yếu trong xã hội bởi lẽ chỉ người đưa ra quyết định mới có thể hiểu bản thân họ nhất cũng như chịu hậu quả của lựa chọn nhiều nhất. Tại sao không có các tác phẩm củng cố vai trò giới tính truyền thống lại ảnh hưởng quyền này? Trong trường hợp này, các sự lựa chọn và thông tin về các lựa chọn khác nhau đã không được cung cấp đầy đủ. Bởi vậy, môi trường đó chưa được gọi là “môi trường an toàn”. Các học sinh trên khắp đất nước sẽ có một tư tưởng rằng chỉ có vai trò giới hiện đại mới đáng trân trọng và vai trò truyền thống cần bị loại bỏ như cách các tác phẩm bị thay đổi trong chương trình. Vậy chúng ta lại đang vô hình chung đảo ngược quy trình tạo lên khuôn mẫu. Bây giờ, khuôn mẫu mới chính là: phụ nữ thì phải phá vỡ định kiến mới được trân trọng còn theo vai trò giới tính cũ là yếu đuối, sợ sệt, cần phải thay đổi.
Cụ thể hơn, nếu một cô gái muốn chọn công việc thì chúng ta chỉ có quyền cho cô ấy thấy yêu cầu của các ngành nghề mà thôi. Ta có thể nói về việc làm giáo viên thì công việc là gì, nhiệm vụ của một cảnh sát nữ ra sao. Cuối cùng, cô ấy phải được tự do quyết định. Lựa chọn dù có là chính trị gia hay nội trợ thì cũng nên được bảo vệ và tôn trọng tuyệt đối.
Tiếp đó, vai trò của giáo dục là giúp học sinh có khả năng áp dụng những kiến thức vào đời thực. Riêng với Văn học, các tác phẩm là nơi học sinh hiểu được những quan điểm, tư tưởng xã hội được đưa vào đời sống, được thể hiện qua văn hoá như thế nào. Nếu ta chỉ dạy cho các em những khái niệm về bất bình đẳng giới và không có những hình ảnh mang tính nghệ thuật kia, chúng ta đang không những làm khó việc tư duy của học sinh mà còn làm giảm sự hiệu quả của thông điệp về bình đẳng giới. Học sinh đơn giản là không hiểu xã hội bất bình đẳng giới ở đâu, như thế nào. Học sinh không hiểu phụ nữ phong kiến khổ vì định kiến ra sao thì các em liệu còn động lực, còn hiểu được tầm quan trọng của sự bình đẳng?
Cuối cùng, vai trò của nghệ thuật cũng chưa được hoàn toàn đảm bảo trong trường hợp bỏ các tác phẩm khỏi chương trình học. Nghệ thuật nếu bị chỉnh sửa sẽ làm thay đổi những mục tiêu vốn có của tác giả. Nguyễn Du viết Truyện Kiều theo cách chân thực không có nghĩa là ông không hiểu nỗi đau của người phụ nữ phong kiến. Đó là cách truyền tải riêng mà ông đã chọn nên việc thay đổi đương nhiên sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều tới phong cách của tác giả, tác phẩm.
Phân tích như vậy cũng là để thấy rằng, việc những tài liệu giáo dục có thể hiện những điều gây tranh cãi hay không thì việc thay đổi lại theo hướng ta cho là tích cực vẫn cần sự suy xét kĩ lưỡng. Những bài học quý giá rất có thể được rút ra hiệu quả nhất từ những điều gây bất cập trong xã hội.
#VOGE
Thoạt đầu, ta nhận thấy đây là khuôn mẫu giới áp đặt lên con người, khiến họ phải chịu những định kiến; do đó, bị hạn chế khả năng. Vậy liệu ta có nên bỏ hẳn các tác phẩm này khỏi chương trình giáo dục văn học Việt Nam? Hay thậm chí, ta có nên thay đổi bản gốc như việc nhà làm phim nổi tiếng Pixar đang thường xuyên làm để thể hiện quan điểm về bình đẳng giới?
Trước hết, chúng ta cần khẳng định các tác phẩm này có thể hiện khuôn mẫu trong xã hội và khuôn mẫu không nên được ủng hộ, đặc biệt khi mỗi người đều có sự đa dạng tính cách, nhu cầu và hoàn cảnh sống. Tuy nhiên, câu chuyện bỏ hay không bỏ, thay hay không thay những tác phẩm này trong chương trình học phổ thông là một khía cạnh khác. Nếu bỏ “Truyện Kiều”, “Chuyện người con gái Nam Xương” và các tác phẩm như được định nghĩa ở trên, chúng ta sẽ phải cân nhắc rất kĩ ba yếu tố: quyền tự do lựa chọn, vai trò của giáo dục và vai trò của nghệ thuật nói chung, văn học nói riêng.
Việc thay đổi hay bỏ các tác phẩm văn học như định nghĩa vô hình trung đang hạn chế quyền tự do lựa chọn của các học sinh trên khắp đất nước. Đầu tiên, quyền tự do lựa chọn của con người là quyền được tự đưa ra quyết định cho bản thân cá nhân ấy trong một môi trường an toàn và đầy đủ thông tin. Quyền tự do lựa chọn đóng vai trò thiết yếu trong xã hội bởi lẽ chỉ người đưa ra quyết định mới có thể hiểu bản thân họ nhất cũng như chịu hậu quả của lựa chọn nhiều nhất. Tại sao không có các tác phẩm củng cố vai trò giới tính truyền thống lại ảnh hưởng quyền này? Trong trường hợp này, các sự lựa chọn và thông tin về các lựa chọn khác nhau đã không được cung cấp đầy đủ. Bởi vậy, môi trường đó chưa được gọi là “môi trường an toàn”. Các học sinh trên khắp đất nước sẽ có một tư tưởng rằng chỉ có vai trò giới hiện đại mới đáng trân trọng và vai trò truyền thống cần bị loại bỏ như cách các tác phẩm bị thay đổi trong chương trình. Vậy chúng ta lại đang vô hình chung đảo ngược quy trình tạo lên khuôn mẫu. Bây giờ, khuôn mẫu mới chính là: phụ nữ thì phải phá vỡ định kiến mới được trân trọng còn theo vai trò giới tính cũ là yếu đuối, sợ sệt, cần phải thay đổi.
Cụ thể hơn, nếu một cô gái muốn chọn công việc thì chúng ta chỉ có quyền cho cô ấy thấy yêu cầu của các ngành nghề mà thôi. Ta có thể nói về việc làm giáo viên thì công việc là gì, nhiệm vụ của một cảnh sát nữ ra sao. Cuối cùng, cô ấy phải được tự do quyết định. Lựa chọn dù có là chính trị gia hay nội trợ thì cũng nên được bảo vệ và tôn trọng tuyệt đối.
Tiếp đó, vai trò của giáo dục là giúp học sinh có khả năng áp dụng những kiến thức vào đời thực. Riêng với Văn học, các tác phẩm là nơi học sinh hiểu được những quan điểm, tư tưởng xã hội được đưa vào đời sống, được thể hiện qua văn hoá như thế nào. Nếu ta chỉ dạy cho các em những khái niệm về bất bình đẳng giới và không có những hình ảnh mang tính nghệ thuật kia, chúng ta đang không những làm khó việc tư duy của học sinh mà còn làm giảm sự hiệu quả của thông điệp về bình đẳng giới. Học sinh đơn giản là không hiểu xã hội bất bình đẳng giới ở đâu, như thế nào. Học sinh không hiểu phụ nữ phong kiến khổ vì định kiến ra sao thì các em liệu còn động lực, còn hiểu được tầm quan trọng của sự bình đẳng?
Cuối cùng, vai trò của nghệ thuật cũng chưa được hoàn toàn đảm bảo trong trường hợp bỏ các tác phẩm khỏi chương trình học. Nghệ thuật nếu bị chỉnh sửa sẽ làm thay đổi những mục tiêu vốn có của tác giả. Nguyễn Du viết Truyện Kiều theo cách chân thực không có nghĩa là ông không hiểu nỗi đau của người phụ nữ phong kiến. Đó là cách truyền tải riêng mà ông đã chọn nên việc thay đổi đương nhiên sẽ làm ảnh hưởng ít nhiều tới phong cách của tác giả, tác phẩm.
Phân tích như vậy cũng là để thấy rằng, việc những tài liệu giáo dục có thể hiện những điều gây tranh cãi hay không thì việc thay đổi lại theo hướng ta cho là tích cực vẫn cần sự suy xét kĩ lưỡng. Những bài học quý giá rất có thể được rút ra hiệu quả nhất từ những điều gây bất cập trong xã hội.
#VOGE