6 kiểu phản đối bình đẳng giới và những cách đối phó

TẠI SAO NÓI CHUYỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI KHÓ THẾ?
“Thế sao hẹn hò con gái không chia đôi tiền đi, bây giờ bình đẳng rồi cơ mà?”

Cứ nói về bình đẳng giới lại có hàng loạt lập luận phản đối tuôn ra một cách rất tự nhiên, nghe qua thì cũng thấy…”ừ nhỉ” (?!), nhưng nghĩ kĩ thì thấy sai quá sai vì sự thiếu kiến thức nghiêm trọng về bình đẳng giới thực chất ở đây. Đó là một trong những cái khó khi nói chuyện bình đẳng giới.

Một lí giải cho vấn đề đó nằm ở phạm trù tư tưởng. Nói cách khác, định kiến giới (trọng nam khinh nữ) và hiểu sai về bình đẳng giới (bình đẳng là cào bằng, chia đôi, ngược “tự nhiên”) vẫn đang thấm sâu trong tâm trí nhiều người. Điển hình như việc hẹn hò chia tiền, chia hay không chia là quyết định của từng cặp đôi, nhưng nên có sự chia sẻ giúp đỡ nhau, chứ không nên nghĩ việc đàn ông trả tiền là thứ dĩ nhiên không thay đổi được rồi hoặc lấy việc nhiều cô gái từ chối chia tiền ra để phủ nhận bình đẳng giới. Những thứ “dĩ nhiên” ấy tạo một vết hằn tâm trí, khiến họ coi đó là lẽ đương nhiên, là chuyện thường tình, và thậm chí là quy luật cuộc sống. Sau 5 năm Luật Bình đẳng giới (BĐG) được tuyên truyền, thực hiện, kết quả khảo sát xã hội học năm 2012 (do Viện Xã hội học-Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội tiến hành ở Hà Nội, Hòa Bình, Huế, Tiền Giang) cho thấy “phong tục, định kiến xã hội” vẫn tiếp tục là rào cản lớn, là nỗi “ám ảnh” cho sự bình đẳng trong quan hệ gia đình”. Chính vì vậy, việc tiếp cận một tư tưởng mới đi ngược lại với những gì ta từng tin tưởng quả thực khó khăn?

Bên cạnh đó, định kiến giới lại được “gia cố” bởi một nhân tố khác: phương tiện truyền thông đại chúng. Thật vậy, những người đàn ông cơ bắp, thể thao, những người phụ nữ yếu ớt, dạ vâng xuất hiện một cách tràn lan, với hậu quả không lường được là một (số ít) “hình mẫu lí tưởng” đã được tạo dựng cho cả xã hội (số đông). Vậy con trai không được có những lúc mềm yếu, được ở nhà làm nội trợ? Vậy con gái không được mạnh mẽ, có sự nghiệp và sống tự do? Chưa kể, thông điệp bình đẳng giới lại bị hiểu sai khiến phụ nữ chịu cảnh một cổ 2 tròng: thành công thì bị nói bỏ bê thiên chức, ở nhà thì bị chê thời đại nào rồi còn ăn bám chồng. Đây chính là thứ khiến nhiều người từ chối bình đẳng giới.

Những “hình mẫu lí tưởng” hạn hẹp, ít ỏi, đơn sắc ấy là những chiếc lồng sắt mà xã hội đang đặt vào mỗi chúng ta, là những xiềng xích cột chúng ta lại trong nhiều giới hạn vô hình…Quả thực, việc tuyên truyền thông tin chính xác, hiệu quả là một phần quan trọng trong hiện thức hóa, bình đẳng giới trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng là một bản kế hoạch dang dở. Và nó sẽ mãi dang dở, mãi không được thức hiện và dần rơi vào quên lãng nếu chúng ta không có những nhận thức đúng đắn, không sẵn sàng tin tưởng và đón nhận một thế giới bình đẳng, công bằng và nhân văn.

Giới tính không phải giới hạn.

Tham khảo: http://www.baomoi.com/phu-nu-ky-thi-chinh-minh/c/11220730.epi
YChange