ANDY MURRAY – VÔ ĐỊCH VÌ VƯƠNG QUỐC ANH, VÀ VÌ PHỤ NỮ

Bốn tháng sau sinh nhật lần thứ 32, Andy Murray, người được cho là tay vợt vĩ đại nhất Vương quốc Anh, tuyên bố giải nghệ vì chấn thương hông dai dẳng. “Cơn đau là quá lớn”, Murray cho biết trong buổi họp báo ở Melbourne. Anh nhận được vô số những lời động viên, vinh danh, đặc biệt là từ những người phụ nữ. “Nhà nữ quyền giản dị” là cách nghị sĩ Anh Jess Phillips ca ngợi Murray.

Murray chia sẻ rằng trong ngành công nghiệp Tennis, nữ giới thường xuyên bị đối xử bất công, đặc biệt là vị trí HLV khi mà sau mỗi trận thua thì người bị chỉ trích không phải anh, mà lần nào nữ HLV Mauresmo của anh cũng “lãnh đủ”. “Tôi rõ ràng đã trưởng thành từ việc luyện tập với mẹ tôi, nên tôi thấy chẳng có vấn đề gì cả” – Murray chia sẻ. Nặng nề hơn, trong buổi họp báo với tạp chí Elle, anh kể lại: “Tôi nhận tin nhắn từ một tay vợt hiện đang hành nghề HLV rằng: “Tôi thích trò chơi mà anh đang chơi với báo chí, có lẽ lần tới anh nên nói với họ anh đang cân nhắc tập luyện với một con chó”.

Liên tục bảo vệ phái nữ, khuyến khích nữ giới tham gia ngành công nghiệp thể thao, ca ngợi họ trong cuộc sống. Trong hơn một thập kỷ nay, với tư cách một tay vợt liên tục nằm trong top 10, anh luôn sử dụng tiếng nói có tầm ảnh hưởng để lên tiếng bảo vệ phụ nữ.

Trên Twitter, Murray từng phê phán trang báo BBC vì đặt tin tay vợt nữ Katarina Johnson-Thompson giành HCV danh giá ở vị trí kém nổi bật, dưới cả những tin như đội bóng Bournemouth thắng Fulham. “Đúng là nực cười” – Murray chia sẻ.

Hay khi anh gửi bài viết về bình đẳng giới đến tạp chí BBC chia sẻ rằng quá trình làm việc với Mauresmo đã cho anh cái nhìn tường minh về những bất công phụ nữ trong các ngành thể thao phải đương đầu, đặc biệt là trong tennis: bất bình đẳng trong tiền lương, tiền thưởng, ở vị trí HLV,… “Tôi muốn làm việc với Amelie đơn giản bởi cô ấy là người thích hợp nhất, tôi chưa bao giờ băn khoăn về giới tính cô ấy cả”– cựu vô địch Wimbledon khẳng định.

Hoặc vào năm 2016 khi anh chỉ trích nặng nề Novak Djokovic, người mà anh biết từ khi 11 tuổi, sau khi tay vợt người Serbia cho rằng mọi tay vợt nam xứng đáng nhận lương cao hơn vì họ thu hút nhiều khán giả hơn và tạo doanh thu lớn hơn.

“Tôi đã trở thành một nhà nữ quyền chưa? À, nếu nhà nữ quyền là người chiến đấu để phụ nữ được đối xử như đàn ông, vậy thì tôi cho là có” – Murray chia sẻ trên web cá nhân.

Andy Murray, với những gì anh làm, đã khiến anh trở nên vĩ đại trong mắt đồng nghiệp và cả người hâm mộ, không chỉ vì 2 lần vô địch Wimbledon, mà còn vì những điều anh làm vì bình đẳng giới, dù rất giản dị từ những điều nhỏ nhặt nhất. Vậy mới thấy, đấu tranh cho nữ quyền đâu chỉ của riêng phụ nữ. Việt Nam cũng có những tấm gương thầm lặng như vậy đấy, hãy chia sẻ với VOGE những câu chuyện các bạn biết như vậy nhé!

#AndyMurray