[su_heading size=”23″]BẤT BÌNH ĐẲNG – LỐI THOÁT NÀO CHO NAM GIỚI? – PHẦN 2[/su_heading]
Phần 1 tại đây: http://bit.ly/LoiThoatNaoChoNamGioiP1
[su_dropcap style=”simple”]N[/su_dropcap]ói nhiều về định kiến, vậy ĐỊNH KIẾN THÌ ẢNH HƯỞNG GÌ đến cuộc sống?
Khi phụ nữ bắt đầu bị phân biệt đối xử, thì nam giới cũng bắt đầu trở thành nạn nhân của những khuôn mẫu.
“Đàn ông mà, mạnh mẽ lên!” – chao ôi, quả là một câu nói “truyền cảm hứng”, “sinh ra là thằng đàn ông thì phải mạnh mẽ sau mỗi vấp ngã chứ”. Nào ai biết đối lập với bề ngoài mạnh mẽ kia là những giằng xé nội tâm khi họ buộc phải chối bỏ những cảm xúc hết sức tự nhiên, không dám kêu khóc tìm sự giúp đỡ mỗi lần vấp ngã (vì đàn ông là phải tự giải quyết hết mọi chuyện).
Nghiên cứu của trường Y Harvard và viện nhi Boston cho thấy tường minh một điều mà các giáo viên đều nhận ra đó là trước 5 tuổi, các bé trai dễ xúc động hơn các bé gái; hơn nữa, bé trai 6 tháng tuổi “có xu hướng khóc nhiều hơn con gái”, nhưng chúng ta đã loại bỏ tính dễ tổn thương trong họ. Từ thuở sinh thành, cảm xúc em bé được bộc lộ qua tiếng khóc. Vậy tại sao các bé trai lại được dạy rằng “không được khóc”, lảng tránh những cảm xúc hết sức tự nhiên để “nam tính” hơn?
Nói đến “nam tính”, mối liên hệ giữa tư tưởng nam tính và sự kỳ thị nữ giới được Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (APA) chỉ ra gần đây trong bản báo cáo 36 trang: “Tư tưởng truyền thống về sự nam tính đã và đang là nguyên nhân chế ngự hành vi phái nam, dẫn tới căng thẳng và các xung đột trong vai trò giới”- điều này được phản ánh sâu sắc ở Việt Nam qua các vụ bạo hành gia đình, coi thường phụ nữ: “thà được vinh danh như đàn ông còn hơn thành công như mụ đàn bà”,…
Theo thống kê năm 2016 của tổ chức Y tế Thế giới WHO, tỷ lệ tự tử của đàn ông cao hơn phụ nữ ở TẤT CẢ quốc gia. Nói riêng tại Việt Nam, tỉ lệ này là 3:1 – một con số đáng báo động, mà trầm cảm được cho là nguyên nhân hàng đầu.
Trầm cảm không chừa một ai, nhưng “với phụ nữ, trầm cảm là dấu hiệu cần được giúp đỡ,” Nando Pelusi, nhà tâm lý học lâm sàng ở New York, nói: “Với đàn ông, nó là dấu hiệu của thất bại và đầu hàng.”, chính điều đó khiến trầm cảm đặc biệt nguy hiểm ở nam giới, dẫn họ đến quyết định cuối cùng như một sự tự giải thoát.
Tuy nhiên, đó chỉ là một vài trong số vô vàn hệ quả của những khuôn mẫu và định kiến cứng nhắc đặt lên vai họ.
Những dấu hiệu tích cực:
Định kiến, rất khó để có thể thay đổi một sớm một chiều bởi đã ăn sâu vào gốc rễ sự vận hành, nhưng xã hội cũng đã có những cái nhìn nghiêm túc về vấn đề này.
Với rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng người đàn ông trẻ tuổi phải chịu đựng lực hấp dẫn của đặc tính nam giới truyền thống, những nghiên cứu về nam giới dần dần đã trở thành một ngành riêng biệt. Ở các đại học Mỹ như đại học Massachusetts hay Simon Fraser, những dịch vụ quý giá đưa ra phương pháp cho tất cả nam giới để cùng khám phá những cuộc đấu tranh tương đồng trong họ.
Trong khóa học “Dạy đàn ông trung thực với cảm xúc” của Andrew Reiner, trường đại học Towson, tác giả đã đưa ra với mong muốn khám phá những định kiến về nam giới – sự xấu hổ khi thể hiện nỗi buồn, thất vọng hay những cảm xúc mãnh liệt, chưa kể việc thể hiện ra ngoài và bị bọn con trai khác cô lập.
Xã hội càng phát triển, đàn ông càng được đặt những kỳ vọng. Điều này không có gì sai, họ sinh ra được tạo hóa ban cho những đặc điểm sinh học mang lại những lợi thế nhất định so với nữ giới. Tuy nhiên, tạo hóa cũng ban cho họ cảm xúc mềm yếu, buồn đau. Mạnh mẽ là cần thiết, nhưng họ cũng có quyền được yếu đuối, được lắng nghe, và điều đó nên được tôn trọng.
Giờ đây, bình đẳng giới không phải chỉ để phụ nữ có quyền được thể hiện mình trong nhiều lĩnh vực, mà còn để nam giới có quyền bộc lộ cảm xúc. Khi giới tính được bình đẳng, tất cả sẽ được giải phóng khỏi những khuôn mẫu truyền thống. Nam hay nữ, giới tính không còn quan trọng nữa. Một người đàn ông có thể lựa chọn làm nội trợ, chăm lo cho con cái; một cậu học sinh có thể viết note để giãi bày những suy nghĩ. Vấn đề ở đây là chúng ta, những người trong xã hội này, có chấp nhận điều đó hay không?
Bất bình đẳng giới không phải là câu chuyện của riêng ai. Hãy chia sẻ với chúng mình những câu chuyện của bạn và những người thân yêu nhiều hơn nữa nhé. Vì một xã hội xã hội công bằng, nơi giới tính không phải là giới hạn!
➤ http://goo.gl/forms/zj5wlXqnxgj80q5s2
Nguồn tham khảo:
http://bit.ly/NghiencuuHarvardvaBoston Nghiên cứu của Đại học Y Harvard và Viện nhi Boston
http://bit.ly/TeachingMentoBeEmotionallyHonest Khóa học của Andrew Reiner, đại học Towson : Dạy đàn ông trung thực với cảm xúc:
http://bit.ly/ThongkecuaWHO2016 Thống kê của WHO năm 2016
http://bit.ly/GuidelinesAPA Hướng dẫn tiếp cận các vấn đề liên quan đến nam giới của Tổ chức Tâm lý học Hoa Kỳ
————–
#VOGE #VOGEOpinions