[su_heading size=”23″]BẤT BÌNH ĐẲNG – LỐI THOÁT NÀO CHO NAM GIỚI? – PHẦN 2[/su_heading]
Hàng thế kỷ qua, những người phụ nữ đã và vẫn đang không ngừng đấu tranh cho quyền bình đẳng. Cũng bởi vậy, khi nhắc đến bất bình đẳng giới, hầu như ai cũng nghĩ đến những bất công cho nữ giới, và “đấu tranh cho bình đẳng giới” là đấu tranh cho nữ quyền.Và theo đó, câu chuyện của những người đàn ông cũng đang là nạn nhân của định kiến giới dần bị quên lãng.
Những câu hỏi như “Nam giới mà cũng có định kiến á?”, “Đàn ông con trai mà yếu đuối thế này à?” hay “Đàn ông con trai các anh ăn sung mặc sướng thì kể khổ gì?” như vậy không chỉ đặt thêm những gánh nặng lên vai họ, mà vô hình chung ngăn cản cơ hội lên tiếng của nam giới trước những định kiến họ đang phải đối mặt.
Con trai thường được dạy phải luôn mạnh mẽ, không được khóc, lớn lên phải thành công, là trụ cột gia đình; Ở tuổi 30, gia tài, nghề nghiệp phải ổn định. Tại trường tiểu học, những cậu nhóc bị bạn bè chê cười vì chơi búp bê cùng “lũ con gái”, vì thích màu hồng. Ở trường trung học, thường thấy những ánh nhìn khó hiểu khi cùng lớp có cậu con trai mê ngôn tình, thích viết note, …. Đúng vậy, “con trai là phải biết chơi Liên Minh, học có thể dốt nhưng chơi phải giỏi, phải “ngầu”, không được “deep”, luôn mạnh mẽ,…” là những quan niệm đã ăn sâu vào tư tưởng của nhiều người.
Trên bàn nhậu, người đàn ông tửu lượng kém là người đàn ông BẢN LĨNH YẾU : “Là thằng đàn ông, đánh Đông dẹp Bắc ở đâu không biết, nhưng ngồi vào bàn nhậu vào 3 mà không ra được 7 thì coi như vứt!”. Dù muốn hay không, họ phải uống rượu để chứng tỏ bản lĩnh, uống để không bị coi thường, uống để có động lực giãi bày, …
Những định kiến cho nam giới có nguy hiểm không? Nó có tác động gì đến cuộc sống của họ?
Hãy đón chờ Phần 2 của bài viết vào tuần tới nhé! Nhưng trước tiên, các bạn hãy cho chúng mình biết suy nghĩ của các bạn về vấn đề này nhé!