QUAN HỆ TÌNH DỤC AN TOÀN

I/ Lý do cần thiết 

Giáo dục giới tính vẫn luôn là một phạm trù giáo dục mà chúng ta còn thua kém nhiều so với các nước khác như Phần Lan, Pháp hay Indonesia, Thái Lan. Vấn đề này không chỉ do một chương trình học không quá cập nhật sau các năm mà còn từ chính suy nghĩ của người lớn nói chung bao gồm giáo viên, phụ huynh. 

a, Chương trình học 

Chương trình học của chúng ta hiện có dạy về giáo dục giới tính khá kĩ trong môn Sinh học lớp 8. Ở phần cuối của chương trình có đề cập đầy đủ những vấn đề liên quan đến các bộ phận cơ thể, thụ thai, thụ tinh…Tuy nhiên chúng ta có thể nhận thấy hai vấn đề cơ bản:

  •  Một, các em hiện nay đa phần dậy thì từ năm 11-12 tuổi trong khi lúc học lớp 8 các em đã 13 tuổi. Việc giáo dục sau khi các em bắt đầu dậy thì được 1 năm rõ ràng là chậm trễ và không đạt được nhiệm vụ trang bị kiến thức, chuẩn bị cho tương lai của giáo dục. 
  • Hai, giáo dục Việt Nam được xây dựng theo cấu trúc 3 đường tròn đồng tâm. Như vậy, hầu hết kiến thức của chúng ta chỉ được phát triển kĩ và thấm khi được ôn tập liên tục qua các cấp học. Nhưng điều này không xảy ra với các kiến thức về giới tính trong sách sinh học khi chúng chỉ được đề cập một lần duy nhất. 

Chương trình học giáo dục giới tính của chúng ta không hoàn toàn thiếu và ở chất lượng thấp nhưng chúng không được phổ thông hoá và mang tính bắt buộc. Đặc biệt, ở những nơi vùng sâu vùng xa, việc tiếp cận với giáo dục bắt buộc đã khó, giáo dục tư nhân và tự học gần như là bất khả thi. 

b, Tư tưởng 

Từ thời xưa, người dân Việt Nam có những e ngại nhất định khi thảo luận về vấn đề giới tính nói chung và quan hệ tình dục nói riêng. Trong một đề tài khảo sát về sự hiểu biết về quan hệ tình dục an toàn của sinh viên, kết quả chỉ ra rằng chỉ 10% số sinh viên được hỏi sẵn sàng chia sẻ vấn đề của mình với những người làm nhiệm vụ tư vấn. Trong khi đó, con số này với hai nguồn thông tin phổ thông nhà trường và gia đình chỉ lần lượt là 35,3% và 26,7%- những số liệu thấp hơn nhiều so với 85,3% của truyền thông và 62,7% của bạn bè. Trên thực tế, nghiên cứu nói trên thu thập được một chia sẻ khá đáng suy ngẫm của một bạn sinh viên như sau: “Em rất ngại hỏi bố mẹ hay anh chị những kiến thức về tình dục mà bố mẹ em cũng không chủ động nói đến vấn đề này, em thường tự tìm hiểu qua internet hay qua bạn bè” (PVS, nữ, 20 tuổi, sinh viên năm thứ 2, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn) 

Thêm vào đó, khi đề cập đến việc cho trẻ tiếp cận sớm với các kiến thức về giới, quan hệ tình dục, có một làn sóng lo sợ “vẽ đường cho hươu chạy”. Rõ ràng, dạy kiến thức khác với ủng hộ các em thực hiện hành vi ấy. Đơn giản, chúng ta dạy về tệ nạn xã hội không có nghĩa là chúng ta dẫn các em vào con đường nghiện ngập, buôn bán ma tuý… 

II/ Cách thức áp dụng

Chúng ta có thể tóm tắt lại về quan hệ tình dục an toàn qua những điều như sau: 

a, Quan hệ tình dục an toàn là gì? 

Là hình thức quan hệ tình dục giúp hạn chế khả năng mang thai ngoài ý muốn và không làm lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục (STDs – Sexual Transmitted Diseases). Điều này có nghĩa là trong quá trình giao cấu với bạn tình, không có sự tiếp xúc cơ thể với máu, dịch tiết âm đạo và tinh dịch. 

Ngược lại, quan hệ tình dục không an toàn làm lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục (STDs) và dẫn đến mang thai ngoài ý muốn. Hiện nay, các nhà khoa học đã xác định được khoảng hơn 20 loại STDs, bao gồm HIV/AIDS, lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, hạ cam mềm, giang mai, nhiễm trùng âm đạo, nhiễm nấm sinh dục, chlamydia,... 

Thực tế, định nghĩa do chúng mình cung cấp có tính tương đối do các nhà khoa học đã chứng minh không có gì gọi là “an toàn tuyệt đối” kể cả những việc đơn giản như hôn. Mỗi cách phòng tránh đều có mức độ rủi ro nhất định nhưng chúng đảm bảo an toàn hơn việc không áp dụng bất cứ biện pháp nào. 

b, Làm sao để có thể quan hệ tình dục an toàn? 

Một số cách phòng chống các bệnh STDs phổ biến và được nhiều chuyên gia đánh giá, kiểm chứng bao gồm: 

  1.  Hãy suy nghĩ kĩ, trao đổi với “đối tác” về lịch sử sử dụng thuốc, vấn đề STDs thậm chí là cả những người từng quan hệ với họ trong quá khứ 
  2.  Hãy sử dụng các công cụ bảo vệ trong mọi lần quan hệ. Ví dụ như trong trường hợp của bao cao su. Với nam giới, bạn cần lựa chọn bao cao su với chất liệu latex hoặc polyurethane thay vì các chất liệu tự nhiên 
  3. Nếu quan hệ tình dục bằng miệng, hãy sử dụng bao cao su (bao cao su lưỡi) 
  4. Không nên sử dụng thụt y tế sau khi quan hệ tình dục bởi nó đã được chứng minh sẽ khiến tăng khả năng nhiễm trùng bộ phận sinh sản cũng như rửa rồi lớp bảo vệ do tinh trùng tạo ra 
  5.  Thường xuyên thực hiện các xét nghiệm Pap smear để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và kiếm tra vùng chậu
  6.  Hãy thử những cách quan hệ không có sự tiếp xúc của niêm mạc hoặc trao đổi trong đường máu. 
  7.  Hạn chế số lượng “đối tác”. Càng nhiều “đối tác” bạn càng dễ mắc những phải bệnh tình dục. 
  8.  Hạn chế tối đa việc quan hệ tình dục trước tuổi cho phép. Khoa học đã chứng minh con người khi quan hệ tình dục càng sớm thì càng dễ mắc những căn bệnh tình dục. 

c, Nếu chúng ta lỡ quan hệ tình dục không an toàn thì cần làm gì? 

Khi chúng ta không thể đảm bảo một số những biện pháp nói trên, đồng nghĩa với việc quan hệ tình dục không an toàn. Hãy thực hiện một số những điều sau để đảm bảo sự an toàn: 

  1.  Thực hiện các biện pháp tránh thai khẩn cấp: Đặt vòng tránh thai hoặc uống thuốc tránh thai khẩn cấp. (tham khảo tài liệu trong phần gợi ý tài nguyên để nắm được rõ cách thức vận hành cũng như tác dụng phụ) 
  2.  Vệ sinh vùng kín bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh nhẹ nhàng rồi lau khô bằng khăn mềm 
  3.  Điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV là một việc làm để trả lời cho vấn đề làm gì khi quan hệ không an toàn mà không phải ai cũng biết. Tức là, bạn nên đi kiểm tra lại sức khỏe sinh sản của mình cũng như làm xét nghiệm đề phòng lây nhiễm HIV trong vòng 2 tuần, kể từ ngày quan hệ tình dục không an toàn.
  4.  Tìm đến sự tư vấn từ cổng tư vấn hoặc bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp nhất 

(Cổng tư vấn trực tuyến tại…) 

III/ Tài nguyên tham khảo

  1. Tiếng Việt: 

“Hình Thức Tránh Thai Khẩn Cấp Hiệu Quả Nhất Là Gì?” Vinmec.com, https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/hinh-thuc-tranh-thai-khan-cap-hieu-qua-nhat-la-gi/.

  1. Tiếng Anh 

Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục “Sexual Transmitted Diseases” https://www.cdc.gov/std/default.htm